[tintuc]
Được ví như “thần dược Viagra”, bạch tật lê có tác dụng rất tốt trong việc điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở các đấng mày râu. Ngoài ra thảo dược này còn có thể sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da, trị kinh nguyệt không đều và một số căn bệnh về mắt. Tuy có tác dụng rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được thảo dược này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết mọi người cách sử dụng và kiêng kỵ khi dùng bạch tật lê.

Công dụng theo y học hiện đại 

1. Giảm đau 

Cao chiết lạnh với cồn 50° của toàn cây Bạch tật lê có tác dụng gây co mi mắt của mèo in vivo và co hồi tràng cô lập của chuột lang. Cao Bạch tật lê trong thử nghiệm với phương pháp gây đau do nhiệt đã biểu lộ hoạt tính giảm đau rõ rệt.

2. Giảm lipid máu

Viên nén Albana là một chế phẩm chữa bệnh tim của Ấn Độ, được bào chế từ nhiều dược liệu, trong có Bạch tật lê. Thử nghiệm cho chuột cống trắng uống thuốc này 30 ngày làm giảm lipid máu có ý nghĩa.
Nồng độ những thành phần betalipoprotein và apoprotein trong huyết thanh giảm có ý nghĩa, nồng độ lipoprotein tỉ trọng rất thấp. Đồng thời, nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao trong huyết thanh hơi tăng lên.
Thuốc gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân. Điều này đã giải thích cơ chế tác dụng của Albana trong bảo vệ tim và hạ lipid máu. 

3. Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang

Một thuốc thảo mộc của Ấn Độ dùng trong y học cổ truyền gồm nhiều thành phần trong gai Bạch tật lê, dây Thần thông, Cỏ nhọ nồi, Nhục đậu khấu và 3 dược liệu khác. Thử nghiệm trên lâm sàng đem lại hiệu quả điều trị tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi bàng quang.
Sỏi được tống ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng tinh thể calci carbonate hoặc calci oxalat trong vòng 15 – 30 ngày. Những triệu chứng khác kết hợp với sỏi cũng giảm bớt.


Công dụng theo y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền, Bạch tật lê có vị đắng, tính ôn. Quy vào hai kinh Can và Phế, có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết.
Hiện nay, Bạch tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, súc miệng chữa loét miệng.
Mỗi ngày dùng 12 – 16 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm 

1. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng

Bạch tật lê 12g, Đương quy 12 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml. Chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa đau mắt lâu ngày, nhức mắt hay chảy nước mắt, thị lực giảm sút

Cho dược liệu vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.
Quả Bạch tật lê phơi khô trong râm, tán bột, ngày uống 8 g, chia 2 lần sau bữa ăn. Uống liên tục trong thời gian dài.
Quả Bạch tật lê, hoa Kim cúc, hạt Thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 10g, giã nát, sắc với 400 ml nước còn 100 ml , uống làm 2 lần trong ngày.

3. Chữa loét mồm, viêm họng đỏ, mụn lở, sưng lợi, viêm chân răng có mủ

Quả Bạch tật lê tán bột 20 – 30 g, nấu với 3 lần nước, cô thành cao, trộn với ít mật ong, bôi ngày nhiều lần.

4. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng

Quả Bạch tật lê, Đương quy, mỗi vị 12 g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

5. Chữa thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh (chóng xuất tinh), liệt dương

Quả Bạch tật lê 16 g, Kỷ tử, củ Súng, hạt Sen, nhị Sen, Thỏ ty tử, quả Ngấy hương, Ba kích, quả Kim anh (bỏ ruột), mỗi vị 12 g. Sắc uống.

6. Chữa trẻ em đái dầm

Quả Bạch tật lê 8 g, Hoàng kỳ 12 g. Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Sơn thù, Thăng ma, Tang phiêu tiêu, Ích mẫu, Ích trí nhân, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

7. Chữa suy nhược thần kinh

Quả Bạch tật lê 8 g, Phục linh 12 g. Hương phụ, Uất kim, Chỉ xác, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Chữa di chứng tai biến mạch máu não

Quả Bạch tật lê 12 g, Câu đằng, Hy thiêm, mỗi vị 16 g. Thiên ma, Cương tàm, Ngô đồng, mỗi vị 12 g. Địa long 10 g, Nam tinh 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

9. Chữa lở ngứa ngoài da

Quả Bạch tật lê, Thổ phục linh, mỗi vị 12 g. Kinh giới, Ké đầu ngựa, mỗi vị 8 g. Ý dĩ 6 g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

10. Chữa viêm đa dây thần kinh

Quả Bạch tật lê 12 g, Hà thủ ô, Sinh địa, mỗi vị 16 g. Đương quy, Huyền sâm, Kinh giới, mỗi vị 12 g. Cương tàm 8 g, Toàn yết 6 g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
[/tintuc]

Sản phẩm liên quan