[giaban] 500,000 [/giaban] [giacu] 535,000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3M9zPI3h646_XjZUA14IqWKX38J6PCHWU6cmMZ5eX-a0plQdQaIkGnOjgC3qb6HybfOWa6120yCSJbT2LiLXE8OBUTd_Uqsi2MmyOQNtfBSCMZkTZkPxehTi0dSAwD7usa4jbXxMid2Sh/s16000/la-khoi-tia-5.jpg [/hinh]
[chitiet]
1. Đặc điểm của lá khôi tía
- Cây khô tía còn được dân gian gọi là cây khôi nhung, cây độc lực hoặc đơn tường quân.
- Tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
- Thuộc cây thân nhỏ, cao khoảng 2m và thân thẳng, bên trong rỗng, ít phân nhánh.
- Lá khôi tía có hình bầu dục, méo răng của nhỏ, mọc so le ở đầu ngọn hoặc nhánh bên.
- Mặt trên của lá màu xanh đậm với lớp lông mịn như nhung, mặt dưới màu đỏ tía và gân nổi hình mạng lưới.
- Cây rất ưa bóng nên phát triển mạnh dưới các tán rừng rậm và hoa mọc thành từng chùm màu trắng pha hồng tím. Quả mọng và khi chín có màu đỏ.
- Lá khôi tía trồng ở đâu: thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh Huế, Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh,...
2. Cách thu hái và chế biến lá khôi tía
- Cây khôi tía có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất tầm tháng 8 tháng 9 hàng năm khi cây đã ra quả.
- Khi thu hoạch, người ta sẽ lựa chọn những lá khôi tía khỏe, to và không bị sâu úa rồi rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng.
- Khi lá đã khô thì bảo quản trong túi nilon ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm ướt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. Thành phần hóa học và tính vị của lá khôi tía
3.1 Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học chính trong lá khôi tía là glucosid và tanin có tác dụng trung hòa, giảm lượng acid trong dạ dày, làm se vết loét dạ dày.
3.2 Tính vị
- Theo Đông y, lá khôi tía có vị chua và tính hàn, giúp bình can, giảm can khí uất là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày.
4. Tác dụng chữa bệnh của lá khôi tía
- Với hàm lượng cao glucosid và tanin, tác dụng lá khôi tía giúp chống viêm, làm liền sẹo, se vết loét, giảm sự gia tăng acid dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau dạ dày.
- Đồng thời làm giảm bớt nóng rát, ợ chua ở vùng thượng vị, làm lành tổn thương ở dạ dày và tá tràng bằng các kích thích lên da non nhanh chóng nên giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, nhẹ bụng hơn.
- Theo lời khuyên của các bác sĩ, nước sắc lá khôi tía có thể làm giảm dịch vị xuống mức bình thường, giảm đau và giúp ăn ngon ngủ yên.
- Kìm hãm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP nên tạo điều kiều để điều trị hiệu quả loét dạ dày tá tràng.
- Khi kết hợp với các dược liệu khác như ô tặc cốt, nghệ vàng, hồi đầu thảo, phục linh, cam thảo,...thì giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, nóng rát, đau vùng thượng vị và bổ tì vị.
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng cấp, mạn tính; nâng cao chức năng của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát.
- Lá khôi tía chữa bệnh gì còn thể hiện qua việc làm lành sẹo và vết thương do viêm dạ dày để lại.
5. Cách sử dụng lá khôi tía
5.1 Sắc nước uống
a. Chữa bệnh đau dạ dày
- Chuẩn bị 40 60g lá khôi tía khô, cho vào ấm và sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
- Nếu áp dụng đều đặn hàng ngày sẽ thấy các cơn đau dạ dày thuyên giảm đáng kể.
b. Chữa bệnh hành tá tràng, viêm loét dạ dày
- Cách sử dụng lá khôi tía điều trị bệnh này sẽ phức tạp hơn một chút và kết hợp với các thảo dược khác để tăng hiệu quả.
- Dùng 60g lá khôi tía, 20g lá khổ sâm và 40g lá bồ công anh. Sắc với 1,5 2 lít nước và chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút.
- Dùng 10g lá khôi tía, 12g bồ công anh, 10g chút chít, 12g nhân trần và 12g lá khổ sâm. Tán thành bột mịn và dùng 30g/ngày với nước đun sôi để nguội.
- Dùng 20g lá khôi tía, 16g khổ sâm, 8g hậu phác, 20g bồ công anh, 16g cam thảo, 8g hương phụ và 8g uất kim. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc nước uống.
- Chuẩn bị 20g lá khôi tía, 20g mẫu lệ, 15g ô tặc cốt và 20g thảo quyết minh. Các vị thuốc sao vàng, hạ thổ, tán bột mịn và uống 3 4 trong ngày, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.
- Dùng 60g lá khôi tía, 40g bồ công anh, 12g lá khổ sâm và 20g lá cam thảo dây. Sắc nước trong khoảng 20 phút và uống 3 lần/ngày trước bữa ăn 30 phút.
5.2 Ngâm rượu
- Ngoài các cách dùng lá khôi tía trên, thì trong cộng đồng của người Dao còn có bài thuốc ngâm rượu giúp bổ máu và điều trị kiết lỵ ra máu rất tốt.
- Chuẩn bị 60 80g rễ lá khôi thái thành từng khúc nhỏ, phơi khô và ngâm với khoảng 5 lít rượu trắng trong 1 tháng. Uống 1 2 lần/ngày và mỗi lần chỉ dùng khoảng 30ml rượu.
- Ngoài ra, nhiều nơi còn sử dụng lá khôi tía điều trị các bệnh ngoài da bằng cách nấu nước tắm cùng lá hòe, lá vối trị lở ngứa hoặc giã nát đắp lên những nốt mụn nhọt cho trẻ nhỏ.
6. Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía
- Theo nghiên cứu của viện y học cổ truyền, nếu dùng dưới 100g lá khôi tía/ngày sẽ giúp trị đau dạ dày rất rốt. Tuy nhiên, sử dụng quá 250g/ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, da tái xanh và thậm chí tụt huyết áp.
- Do đó, không lạm dụng quá nhiều mà chỉ sử dụng đúng liều lượng cho phép để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Nên uống nước lá khôi tía khi còn nóng vào buổi sáng sẽ tốt hơn, vì đây là thời điểm vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày bám vào lớp niêm mạc rất nhiều.
- Khi đang sử dụng lá khôi tía thì không nên uống rượu bia sẽ làm mất đi tác dụng chữa bệnh của thuốc.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ lá khôi tía trên thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc. Không tự ý bỏ các liệu pháp Tây y để sử dụng thuốc.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh dạ dày, ngoài dùng lá khôi tía chữa bệnh thì cần ăn nhiều bữa, nhai kỹ, uống nhiều nước và không hút thuốc lá.
7. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng lá khôi tía
- Chị Thanh sống tại Thanh Hóa cho biết: "Tôi là nhân viên văn phòng với tính chất công việc nhiều nên thường xuyên bỏ bữa, ăn uống qua loa và thức rất khuya để hoàn thành xong việc. Vì vậy, dạo gần đây tôi hay bị các cơn đau khó chịu ở gần bụng, đặc biệt khi ăn quá đói hoặc quá no và đi khám bác sĩ thì biết là đã bị đau dạ dày. Tôi có uống nhiều loại thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm. Tình cờ đọc được thông tin về công dụng lá khôi tía nên mua về sắc nước uống thì thấy không còn đau nữa và ăn ngon miệng hơn."
- Anh Nam sống tại Hải Dương cho biết: "Tôi bị mắc bệnh viêm loét dạ dày đã lâu và thỉnh thoảng bị đầy hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị. Tôi đã đi khám và uống các loại thuốc tây lẫn thuốc nam nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. May mắn được người hàng xóm mách cho lá vôi tía chữa dạ dày rất tốt nên tôi mua về dùng thử. Sau 1 tuần sắc nước uống đều đặn, các triệu chứng đau nhức, ợ hơi đã hết hẳn, người cảm thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng hơn."
8. Cách phân biệt cây khôi tía với cây xăng sê
- Ngoài tự nhiên, cây khôi tía rất dễ bị nhầm lẫn với những cây dại khác, đặc biệt là cây xăng sê có tác dụng trị viêm dạ dày nhưng không tốt bằng khôi tía. Đặc biệt, hình ảnh cây lá khôi tía giống cây xăng sê về hình dạng và kích thước nên cần phân biệt như sau:
- Cây khôi tía: lá có một lớp lông mỏng tựa như nhung gấm, mép lá có hình răng cưa nhỏ.
- Cây xăng sê: lá dày hơn, trơn nhẵn, không có lông và mép không có răng cưa.
9. Địa chỉ mua bán Lá khôi tía uy tín và chất lượng
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Lá khôi tía . Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
- Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
- Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua Lá khôi tía về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]